Chào mừng bạn đến với Thu Hiền!
Với mật độ người tham giao thông trong phố luôn đông đúc, phức tạp thường xuyên bị kẹt xe đặc biệt là khi đi vào các khung giờ cao điểm. Ngoài ra khi lái ô tô trong phố Bạn cũng phải trải qua nhiều cung đường có nhiều biển báo giao thông như đường 1 chiều, đường cấp xe ô tô từ bao nhiêu chỗ ngồi trở lên…
Chính vì những lý do trên khiến không ít tài xế cảm thấy lúng túng và gặp khá nhiều khó khăn khi lái xe ô tô trong khu vực đô thị, thành phố. Những kinh nghiệm lái xe trong phố sau đây mà Thu Hiền cung cấp sẽ giúp Bạn có thể vượt qua những khó khăn để xử lý những tình huống tốt hơn.
Nội Dung Chính
Bạn là tài xế lái xe du lịch chuyên nghiệp? Hay là tài xế mới lái thì chắc chắn một điều đều phải trải qua tất cả các tuyến đường, và đặc biệt nhiều nhất vẫn là lái xe trong phố. Vậy khi tham gia giao thông trong điều kiện đường đông, kẹt xe thì nên làm gì?
Sự bình tĩnh luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với tài xế lái xe, bởi khi lưu thông trong phố có nhiều phương tiện như người đi bộ qua đường, xe máy chạy nhanh tạt đầu, xe ô tô vượt xe lấn làn, xe đạp điện rẽ ngang không báo tín hiệu… tất cả những điều này rất dễ cho chúng ta cảm thấy khó chịu, bực bội tạo ra cảm giác ức chế nhất là đối với những bác tài có tính cách nóng nảy.
Một lời khuyên đó chính là nên kìm hãm mọi bực dọc trong người, bình tĩnh xử lý các tình huống kịp thời tránh nóng vội mà gây ra những sự cố đáng tiếng bởi chỉ 1 phút giây bồng bột.
Tham khảo thêm bài viết: Cách chống say xe hiệu quả khi sử dụng dịch vụ thuê xe du lịch
Khi lái xe trong thành phố, việc quan sát thật kỹ các biển báo giao thông là điều rất quan trọng, bởi rất dễ mất tiền oan vì không hiểu biết hay không quan sát với các loại biển báo như phân chia luồng xe, làn xe, biển báo xe đi một chiều, cấm xe theo giờ, cấm rẽ trái, rẽ phải hay cấm quay đầu…
Việc giữ khoảng cách với xe đi trước một cách an toàn khi tham gia giao thông trong phố là một yếu tố khá quan trọng, bởi với mật độ xe cộ đông đúc, giày đặc, việc xe đi trước có những tình huống như phanh gấp để né người băng qua đường là điều không thể tránh được.
Bởi thế nếu như Bạn lái xe không giữ khoảng cách hợp lý thì sẽ rất dễ tông vào đít xe đang đi phía trước và phần lỗi trong trường hợp này thì là lỗi hoàn toàn thuộc về Bạn.
Khi lái xe ô tô trong phố vào những khung giờ cao điểm, đường xá đông đúc và chật chội gây ra tình trạng ùn tắc và kẹt xe. Những lúc như thế này thì các bác tài nên kiên nhẫn, chạy đúng phần đường là làn đường của mình.
Tuyệt đối không nên nóng vội muốn đi nhanh để vượt phải qua làn xe máy sẽ rất dễ gây ra tình trạng kẹt xe cục bộ, ảnh hưởng đến những chiếc xe phía sau và có nhiều trường hợp gặp cảnh sát giao thông thì lỗi này cũng được coi là khá nặng đó nhé.
Khi lái xe trong phố thì xe của Bạn sẽ phải tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu, bởi xe chạy với tốc độ chậm, thay đổi vận tốc liên tục nhất là ở những nơi đông đúc giờ cao điểm.
Để tiết kiệm nhiên liệu thì kinh nghiệm lái xe trong phố của chúng tôi muốn chia sẻ cho các Bạn đó là nên giữ đều chân ga, kiểm soát được tốc độ xe của mình đang chạy, không để vòng tua máy quá 2000, nhất là lúc tăng tốc qua đèn xanh đèn đỏ, hay những ngã rẽ. Bạn cứ mớm ga từ từ, khi xe có trớn thì chân ga nên giữ đều.
Trong khu vực thành thị, nơi phải gặp nhiều nhất đó chính khúc giao nhau nơi có đèn xanh đèn đỏ, Bạn nên quan sát tín hiệu đèn, cùng với gương chiếu hậu 2 bên đồng thời bật xi nhan xin rẽ nếu như Bạn muốn chuyển hướng đi.
Có rất nhiều bác tài chỉ vì một phút giây nóng vội như thấy đèn vàng nhưng vẫn cố tình phóng qua thật nhanh để không phải chờ đợi, gây ra nhiều tình trạng đáng tiếc như va phải xe máy đang chạy qua.., hay gặp phải phạt nguội không đáng có với camera giám sát.
Theo kinh nghiệm lái xe trong phố thì Bạn nên nhìn theo chỉ số đếm giây trên đèn báo giao thông, khi con số rơi vào khoảng giới 8 giây thì cách tốt nhất nên giảm tốc độ để dừng xe. Còn nếu con số lớn hơn 8 giây thì chúng ta nên tiếp tục đi tiếp.
Việc bật xi nhan sớm khi xe muốn chuyển làn đường, chuyển hướng đi là rất quan trọng khi lái xe trong khu đô thị, thành phố, đặc biệt là những bác tài lái xe 16 chỗ trở lên.
Bởi nó sẽ giúp cho xe phía sau xác định được tình hình, có những phán đoán kịp thời. Trong quá trình chuyển làn đường, Bạn cũng nên chú ý quan sát 2 gương chiếu hậu để xem tình hình giao thông phía sau.
Trong quá trình lái xe vào ban đêm trong phố thì các bác tài tuyệt đối không được bật đèn pha bởi sẽ rất dễ gây ra lóa mắt cho xe chạy ngược chiều, mất văn hóa giao thông. Trường hợp này thường xảy ra đối với các tài xế lái xe đường dài, khi đi qua khu đô thị quên tắt đèn pha Bạn nên lưu ý và tập chung để ý vấn đề này khi lái xe nhé.
So với lái xe số tự động thì đối với những bác tài đang lái xe số sàn có phần phức tạp và gây ra mệt mỏi hơn. Bởi người lái xe số sàn khi đi trong khu vực thành thị thì phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn, chân ga và chân thắng.
Đối với trường hợp đường xá quá đông, kẹt xe thì người lái xe số sàn nên phân bổ thời gian nghỉ chân một cách phù hợp, như thả lỏng chân côn, đưa về số N.
Khi thấy xe trước di chuyển, thì Bạn mới tiến hành đạp côn về số 1 để nhích theo đồng thời chân phải chuyển qua chân thắng để hờ phòng những tình huống cắt mặt của xe máy băng qua.
Trong quá trình di chuyển nên chạy chậm, đều chân ga tuyệt đối không được để tắt máy lúc xe đang dừng nhất là khúc giao nhau hay đèn xanh đèn đỏ.
Nếu như Bạn là tài xế mới thì theo kinh nghiệm lái xe trong phố của chúng tôi, Bạn nên tập trước xe ở nhà, để quen với việc phối hợp nhịp nhàng giữa chân côn và chân ga để khỏi bị tắc máy xe giữa đường trong quá trình di chuyển trong phố, gây ra ách tắc giao thông.
Đối với những người lái xe số tự động thì khi đi trong phố sẽ cảm thấy thuận lợi hơn khá nhiều so với lái xe số sàn bởi không phải điều khiển chân côn hay thao tác về số liên tục. Tuy nhiên không phải vì thế mà Bạn chủ quan mà quên đi những chi tiết cơ bản.
Kinh nghiệm lái xe trong phố khi đi xe số tự động đó là Bạn không nên dùng 2 chân để điều khiển bàn đạp ga và đạp thắng, điều này cực kỳ nguy hiểm, bởi chỉ cần 1 phút đạp nhầm chân thắng thành chân ga thì sẽ gây ra tai nạn rất nghiêm trọng.
Nên sử dụng 1 chân phải để điều khiển chân ga và chân thắng, còn chân còn lại bạn dùng làm điểm tựa tạo ra lực cho chân phải. Gót chân nên đặt thẳng hàng với bàn đạp chân thắng để điều khiển.
Khi di tới ngã ba, ngã tư nơi có biển báo giao thông như đèn xanh đèn đỏ, thì nên về số N, tránh trường hợp nhiều tài xế mới, không có kinh nghiệm lái xe, cứ giữ chân thắng liên tục, gây ra tình trạng mỏi chân trong quá trình lái.
Đó là toàn bộ kinh nghiệm lái xe trong phố mà thuhien.vn muốn chia sẻ cho các Bạn, hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích khá nhiều trong việc lái xe an toàn và hiệu quả hơn khi đi vào khu phố đông đúc, kẹt xe giờ cao điểm đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.