Chào mừng bạn đến với Thu Hiền!

Kinh Nghiệm Lái Xe An Toàn Và Xử Lý Tình Huống Tốt

Kinh nghiệm lái xe an toàn sẽ giúp cho người cầm lái và người ngồi trên xe có được sự yên tâm, thỏa mái trong quá trình di chuyển để đạt được kết quả cuối cùng đó là đi đến nơi về đến chốn.  Là một người lái xe ô tô du lịch chuyên nghiệp, thì ngoài những yếu tố kỹ thuật lái xe, thì trong mọi tình huống cần phải bình tĩnh xử lý kịp thời để tránh mọi va chạm xảy ra khi lưu thông trên đường bộ. 

Dưới đây thuhien.vn xin chia sẻ một số kỹ năng hi vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho Bạn khi di chuyển bằng các phương tiện ô tô đi trên đường.

Làm Thế Nào Để Lái Xe An Toàn?

kinh nghiệm lái xe an toàn
kinh nghiệm lái xe an toàn

Với những tính năng hỗ trợ cho người lái như các dòng xe đời mới hiện nay, thì việc vận hành hay điều khiển 1 chiếc xe trở nên rất đơn giản và dễ dàng hơn trước rất nhiều lần. Tuy nhiên, dù có công nghệ cao hỗ trợ nhưng người cầm vô lăng vẫn là yếu tố quyết định đến sự an toàn khi tham gia giao thông.

Vậy dưới đây là một số lời khuyên giúp cho những ai đang điều khiển xe ô tô có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình cầm lái. 

Tính cẩn thận của người Lái Xe:

Trong quá trình lái xe, bạn phải cẩn thận và bình tĩnh xử lý các tính huống khi đang đi trên đường, làm chủ được tốc độ của mình, đồng thời cũng phán đoán lường trước được các tình huống sẽ xảy ra để xử lý kịp thời nhằm đảm bảo giảm thiểu tai nạn, thương vong không đáng có. 

Kiểm tra toàn bộ xe trước khi lái:

kinh nghiệm lái xe an toàn
Kiểm tra xe
  • Điều chỉnh ghế với tư thế ngồi hợp lý nhất, thuận lợi cho việc quan sát 2 gương chiếu hậu, gương trước và các bàn đạp ga, chân phanh cũng như chân côn một cách nhịp nhàng. 
  • Điều chỉnh gương chiếu hậu 2 bên để quan sát một cách thuận tiện nhất.
  • Kiểm tra lốp xem có bị bơm quá căng hay quá mềm hay không bằng đồng hồ đo áp xuất lốp, đồng thời cũng kiểm tra xem sự đảo bảo của lốp khi lái xem có bị mòn quá hay không? 
  • Nổ máy vận hành tầm 5 – 7 phút, đi quan sát một vòng xe có tiếng ồn bất ổn hay không? như tiếng hú của động cơ
  • Kiểm tra hệ thống nước làm mát có bị thiếu hụt hay không?
  • Kiểm tra nhớt xe, và các thông số kỹ thuật ngay trên bảng điều khiển trước vô lăng xem có bị báo lỗi gì hay không?
  • Chạy một vòng để kiểm tra toàn bộ xem hệ thống thắng, côn, ga để kiểm tra độ an toàn cũng như làm quen cảm giác xe trước khi vận hành.

Hiểu được chiếc xe đang lái:

Người điều khiển lái xe an toàn thì việc cần làm đó là hiểu được chiếc xe của mình đang lái, bởi khi hiểu thì mới cảm nhận được sự hoạt động của động cơ cũng như các vị trí khác như chân phanh, chân ga để hiểu được tốc độ xe chạy giúp cho xe vận hành một cách êm ái và người ngồi trên xe có một cảm giác an toàn. 

Không Nên Sử Dụng Điện Thoại Trong Khi Lái Xe:

Lái xe là phải tập trung toàn bộ bằng cả 2 mắt và cái đầu, bởi thế trong quá trình cầm vô lăng khi lưu thông trên đường bộ thì việc vừa lái xe vừa nghe điện thoại hay nhắn tin sẽ rất nguy hiểm, làm giảm phản xạ hay làm xao nhã đến quá trình lái xe. Bởi thế mọi người nên chú ý đến vấn đề này nhé ! 

Một Số Kinh Nghiệm Xử Lý Tình Huống Khi Tham Gia Giao Thông:

Để giúp lái xe an toàn, vận hành một cách êm ái nhịp nhàng khi tham gia giao thông thì bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm xử lý tình huống dưới đây.

Không nên bám đuôi xe trước quá sát:

kinh nghiệm lái xe

Trong quá trình lái xe, nên giữ cho mình một khoảng cách nhất định để phòng những trường hợp xe trước thắng gấp thì mình sẽ còn 1 khoảng thời gian để xử lý, trường hợp này rất cần thiết khi tham gia giao thông dù trong khu vực thành thị hay đi trên cao tốc với tốc độ cao. 

Vậy khoảng cách giữa 2 xe thì nên cách nhau bao nhiêu là hợp lý? Thì ví dụ bạn đang đi tốc độ tối đa là 60 km/ giờ thì khoảng cách an toàn giữa 2 xe tối thiểu phải là 35 mét

Tránh phanh gấp hay chạy xe chân ga không đều:

Trong quá trình lưu thông xe, nên làm chủ được tốc độ cũng như điều hành chân ga sao cho hợp lý, nếu bạn là các bác tài chuyên nghiệp thì đây là trường hợp dìu xe. Tức là vận hành xe sao cho vòng tua vừa phải, không gây tốn nhiên liệu cũng như tạo cảm giác êm ái cho người ngồi trên xe. 

Đồng thời các lái xe cần phải có kinh nghiệm phán đoán phía trước, nếu cảm thấy tình huống cần giảm tốc độ thì phải giảm ga từ từ để tạo cho 1 cảm giác chủ động, giúp cho phần động cơ, phần lốp tiếp xúc mặt đường một cách nhịp nhàng.

Đi Với Tốc Độ Vừa Phải:

Kinh nghiệm của người lái xe an toàn và thông minh đó chính là không nên chạy quá tốc độ bởi như vậy sẽ bị phạt, đồng thời chạy quá nhanh cũng làm cho nhiên liệu tiêu hao nhanh hơn, quá trình động cơ hay hệ thống phanh cũng tiêu tốn hơn 

Kinh Nghiệm Lái Xe Ban Đêm:

kinh nghiệm lái xe ban đêm
lái xe ban đêm

Vào ban đêm thì tầm nhìn bị hạn chế và thu hẹp rất nhiều nhất là những trường hợp bạn đi trên các tuyến quốc lộ hay các khu vực không có đèn sáng 2 bên đường. Bởi thế trong quá trình điều khiển xe ban đêm thì bạn nên bật đèn và điều chỉnh đèn sao cho phù hợp, khi vượt xe phải xin từ trước, và phải quan sát thật kỹ rồi mới quyết định vượt. 

Kinh nghiệm lái xe khi đi vào điều kiện thời tiết sương mù:

Khi lái xe vào điều kiện thời tiết có sương mù dày đặc thì Bạn phải bật cả 2 đèn cốt và đèn sương mù, trong điều kiện này do bị che khuất tầm nhìn, bạn chỉ có thể nhìn vào len giữa đường để đi, và tuyệt đối không chạy nhanh và vượt xe bởi rất nguy hiểm. 

Kinh nghiệm lái xe khi gặp trời mưa, gió lớn:

Nếu điều khiển xe trong trường hợp thời tiết xấu như mưa to, gió lớn thì trong quá trình chạy xe nên bật chế độ gạt nước mưa, sấy hệ thống kính 2 bên nếu xe có trang bị, bật đèn đề cho xe phía trước thấy bạn, đồng thời về số thấp cho xe chạy chậm lại, và nếu như vào khu vực đông dân cư, thì nên chú ý tới các phương tiện cơ giới như xe máy và xe đạp. Ngoài ra cũng nên giữ khoảng cách phù hợp với xe di chuyển phía trước mình. 

Kinh nghiệm lái xe khi gặp nắng chói:

Nếu lái xe vào mùa hè, thì bạn cần phải trang bị cho mình 1 kính mát ( kính râm) , đồng thời phải điều khiển tấm chắng nắng ngay trước gương trên đầu vô lăng, chú ý quan sát phía trước, và đi với tốc độ vừa phải bởi mùa hè thường thời tiết nắng nóng, việc chạy với tốc độ cao sẽ gây ra hiện tượng nổ lốp rất nguy hiểm. 

Kinh nghiệm lái xe đường đèo:

kinh nghiệm lái xe đường đèo
lái xe đường đèo

Trước khi lên đèo phải dừng lại để kiểm tra hệ thống phanh, khi xuống dốc không nên để số mo, hay rà thắng mà chúng ta nên về số thấp để hãm sự trôi xe lại. Tại các khúc cua, nên quan sát một cách cẩn thận, và nên đi theo đúng làn đường của mình, tuyệt đối không vượt xe khi đi trong trường hợp đường hẹp khúc quanh co nhiều. 

Lời kết:

Đó là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ cho cấc Bạn về kinh nghiệm lái xe an toàn khi di chuyển bằng phương tiện ô tô khi tham gia giao thông đường bộ. Hi vọng những nội dung trên sẽ giúp ích cho Bạn khá nhiều trong quá trình điều khiển chiếc xe của mình khi cầm vô lăng.